Diệp Nguyễn
  • Home
  • Sưu tầm
  • Tản mạn
  • Relax
  • Forum

Học phát âm phiên âm La Tinh Tiếng Trung \:D/

1/21/2012

3 Comments

 
_ Xin chào các bạn Zui xin được hướng dẫn các bạn cách đọc phiên âm la tinh tiếng Trung, nêu các bạn gặp 1 ngưòi nào đó chat mà họ cùng phiên âm la tinh để nói chuyện , thì ít nhât mình cũng biết đọc , và từ đó mình có thể tự học tiêng hoa bằng những cuốn sách tự học tiêng trung .Và còn có thể biêt tra từ điển nữa chứ v..v..hihihii

Những nguyên âm và Phụ âm :
Nguyên âm: Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er”
Nguyên âm “i”:
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”.
- Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”.
- Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”.
Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
Nguyên âm “e”:
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “n, ng, và khi ‘e’ đọc nhẹ”.
- Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
- Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
4/ Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt
5/ Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt
6/ Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7/ Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
Phụ âm: Bao gồm 22 kí tự để biểu đạt 22 phụ âm của tiếng phổ thông.
1. b: đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, trong, không đưa hơi.
2. p: đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, tắc, trong, đưa hơi.
3. m: đọc giống “m” tiếng Việt.
4. f: đọc giống “ph” tiếng Việt.
5. d: đọc giống “t” tiếng Việt.
6. t: đọc giống “th” tiếng Việt.
7. n: đọc giống “n” tiếng Việt.
8. l: đọc giống “l“ tiếng Việt.
9. z: tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát,trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sauchân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi masát, trong, đưa hơi.
10. c (ts’) tiếng Việt không có âm này, đọc âmđầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z”ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11. s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12. zh: âm đầu luỡi sau, tắc sát, trong, không đưa hơi, giống “tr” tiếng Việt.
13. ch: âm đầu lưỡi sau, tắc sát, trong, đưa hơi, giống “zh” tiếng Việt.
14. sh: âm đầu lưỡi sau, sát, trong, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15. r: âm đầu lưỡi sau, sát, đục, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16. j: đọc giống “ch” tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn.
17. q: đọc giống “j” tiếng Việt khác là bật hơi mạnh.
18. x: đọc giống “j” tiếng Việt khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà chỉ ma sát rồi ra ngoài.
19. g: đọc giống “c” và “k” tiếng Việt, khác là bật hơi mạnh.
20. k: đọc giống “g”, khác là bật hơi mạnh.
21. h: đọc giống “ng” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi, sát, trong.
22. ng: đọc giống “ng”, phụ âm này không đứng đầu làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối một số vận câu.
Quan tâm cái này là chính thôi :
cách ghi - cách đọc theo vn của mình
ai - ai
ei - ây
ao - ao
ou - âu
an - an
en - ân
ang - ang
eng - âng
ong - ung
ia - i+a
ie - i+ê
iao - i+ao
iou - i+âu
ian - i+en
in - in
iang - i+ang
ing - inh & yêng
iong - i+ung
uo - u+ô
uai - u+ai
uei - u+ây
uan - u+an
uen - u+ân
uang - u+ang
ueng - u+âng
üe - uy+ê
üan - uy+en
ün - uyn
còn nữa : xém chút Zui quên đó là dấu , gọi là thanh , giông như dấu hỏi nã săc huyền í mà
Thanh 1: là Thanh - đọc biinhf thường như ko có dấu ở vn mình
VD : ( mā )thanh ngang (-)thì mình vẫn đọc như ko dấu : Ma
Thanh 2 : (/)má: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt , xuất phát từ trung và cao dần, khi từ dấu săc cao dần nó gần giông như là dấu ngã nhưng ko đến dấu ngã đâu nha
Thanh 3 : ( V )mă: đọc giống dấu hỏi mả , xuất phát từ trung , xuống thấp rồi lên cao nhanh, con 1 số ngưòi bắc kinh họ nói nặng hơn khi thấy thanh này họ đọc thành dấu nặng , và ngưòi đài loan họ đọc thanh này là thanh huyền . đó là lý do tại sao có ngưòi đọc nhẹ và nặng giống như ngưòi bắc trung nam của chúng ta thôi.Tùy cơ ứng biến mà nói nhé ..he he he
Thanh 4 : (`)mà: đọc giống dấu nặng mạ , xuất phát từ cao về thấp, nhưng Đài loan vẫn dùng tahnh huyền nhẹ rất nhẹ .
Còn 1 thanh nữa đó là 5 , thanh không dấu đọc bình thường như de
Sau đây Zui đọc bốn từ bốn thanh theo vn nha : thanh 1 ( Ma ) , thanh 2 (Mã), thanh 3 ( Mả) , thanh 4 (Mà)
giờ zui vd nha : ( Da) nghĩa là đại lớn bự ( cách đọc vn là (Ta) , bởi vì D đọc thành T
( Ta ) có nghĩa là nó chỉ 1 ngưòi thứ 3 (cách đọc vn là (tha ) , bởi vì T đọc thành TH

Vậy các bạn có thể đọc được tên của Zui rùi chứ , cố gắn rặng ra nha ha ha ha ha ...
nêu có gì ko bít cứ việc hỏi Zui nha !
Còn muốn gọi điện thoại thì liên hệ : ( 0987654321 ) gặp Zui mà số này do cí Yên Trang Châu bày Zui mua đó , nếu ai liên hệ ko được xin đừng giận nha he he he. Bởi vì Zui là ngưòi bí ẩn mà
Zui Hao !
nguồn:Link
3 Comments
li wen he link
8/25/2013 17:51:53

Reply
Hoang ngan
1/5/2014 13:42:01

Rat hay rat bo ich kam on nhe hj.tks nhe

Reply
Ding thi tra my
7/10/2015 01:48:02

Reply



Leave a Reply.

    Chào mừng bạn đến với blog Diêp Nguyễn ! Vui lòng để lại comment! Chúc bạn có những giây phút thư thái bên Blog Diệp Nguyễn ! :x
    Picture

    Categories

    All
    Doanh Nghiệp
    Đọc Trực Tuyến
    Đời Sinh Viên Của Tôi
    English Daily
    Mình Tôi Thôi
    Phần Mềm
    Sách Và Tôi
    Sống Hết Mình
    Sống Khỏe
    Thơ Và Tôi
    Tình Yêu
    Tin Tức Thời Sự
    Tự Học Tiếng Anh
    Tự Học Tiếng Nhật
    Tự Học Tiếng Trung

    ...loading...

    February 2013
    January 2013
    November 2012
    October 2012
    September 2012
    August 2012
    July 2012
    June 2012
    May 2012
    April 2012
    February 2012
    January 2012
    December 2011
    November 2011
    October 2011
    September 2011
    August 2011

    RSS Feed

Powered by
✕